HIỆN TƯỢNG ĂN MÒN TRONG KIM LOẠI VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC !

 Hằng năm vấn đề ăn mòn đã tiêu tốn rất nhiều chi phí, thậm chí còn gây nguy hiểm cho các cấu kiện của các nhà máy và chủ đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, điện lực, dầu khí, quân sự, quốc phòng và đặc biệt các công trình ven biển

Theo như thống kê khối lượng kim loại bị ăn mòn trung bình hằng năm trên thế giới khoảng 10-30% khối lượng kim loại được sản xuất ra. Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất lớn về nhiều mặt cho nền kinh tế và đời sống con người. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân gốc của vấn đề ăn mòn chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và đẩy lùi nó. Có 2 dạng ăn mòn phổ biến mà chúng ta cần lưu ý:

Ăn mòn kim loại

Hình ảnh: Ăn mòn kim loại

Ăn mòn hóa học  là quá trình phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của nó với môi trường xung quanh . Ăn mòn hoa học khi tác dụng kim loại với chất lỏng không phải là chất điện giải hoặc là khí khô

Ăn mòn điện hóa là loại ăn mòn phổ biến nhất gây tác hại nhất, là sự ăn mòn kim loại trong môi trường chất điện giải ( điện phân, điện ly) trong đó sự oxi hóa ( hòa tan, phá hủy) của nguyên tử kim loại, sự khử của chất oxi hóa không chỉ xảy ra ở một pjharn ứng trực tiếp, mà là quá trình diễn biến phức tạp, tùy thuộc vào hiệu số điện thế giữa các cực và số lượng vi pin mà tốc độ ăn mòn có thể nhanh hay chậm

Sự ăn mòn điện hóa là quá trình mất kim loại tại các vị trí anốt là:

M —> M + + e 

Ở đây:

M = nguyên tử kim loại không tích điện ở bề mặt kim loại

+ = ion kim loại tích điện dương trong chất điện phân

e- = electron còn lại trong kim loại

Loại phản ứng hóa học này được gọi là oxy hóa kim loại .

Nhiều hơn một electron có thể bị mất trong phản ứng như trong trường hợp sắt trong đó phản ứng anốt phổ biến nhất là:

Fe —> Fe 2+ + 2e 

Ở đâu:

Fe = sắt kim loại

Fe 2+ = ion sắt mang điện tích dương kép

Các electron được tạo ra tại các vị trí anốt được tiêu thụ tại các vị trí catốt. Loại phản ứng hóa học tiêu thụ điện tử được gọi là phản ứng khử:

 Một trong những phản ứng catốt phổ biến nhất là giảm oxy:

 O2 + 4e- + 4H2O —> 4OH-

hiện tượng ăn mòn kim loại

Hình: Hiện tượng ăn mòn kim loại

Nôm na rằng ăn mòn điện hóa cũng xuất phát từ ăn mòn kim loại do có sự tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện, nó thường xảy ra nhanh hơn cả ăn mòn hóa học

Giải pháp khắc phục trong ăn mòn kim loại

 

Dùng băng quấn khắc phục

Hình : Dùng băng quấn chống ăn mòn khắc phục

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống ăn mòn kim loại. Tuy nhiên, về tuổi thọ, phương pháp thi công, giá thành thì phương pháp bảo vệ ăn mòn kim loại bằng băng quấn bitum chống ăn mòn chiếm nhiều ưu thế:

Băng quấn bảo vệ chống ăn mòn kim loại Xunda T600 với cấu tạo gồm 2 lớp: nhựa bitum chống ăn mòn được ép với lớp nhựa PE chống va đập và bảo vệ tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Với cấu tạo như trên từ những vật liệu chống ăn mòn. Băng quấn Xunda T600 có khả năng:

  • Chống va đập cơ học mạnh với môi trường
  • Ngăn chặn quá trình truyền hơi từ môi trường với bề mặt thép
  • Bảo vệ ca nốt, ngăn chặn phản ứng khử xảy ra
  • Có thể sử dụng trên nhiều hình dạng khác nhau: dạng tấm phẳng, dạng ống, mặt bích, van,…
  • Đạt tiêu chuẩn ASTM của Mỹ.

Quy cách thông dụng: Dài (15m) x Rộng (50mm, 100mm, 150mm) x Dày 1mm

Băng quấn chống ăn mòn T600

Hình: Dự án dùng băng quấn chống ăn mòn T600

Ngoài ra, để tăng khả năng chống ăn mòn cho kim loại chúng ta nên dùng 1 lớp lót nhựa bitum hòa tan Xunda P27. Lớp nhựa bitum này có tác dụng như 1 lớp giúp trung hòa quá trình oxi hóa hạn chế sự ăn mòn và giúp che khuyết điểm của đường ống tăng khả năng bám dính cho băng quấn chống ăn mòn.

Với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng ăn mòn trong kim loại và có những giải pháp kịp thời để khắc phục chúng.