Muối trong môi trường ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất lớp chống ăn mòn kim loại

Đối với những công trình gần môi trường biển, quá trình tiếp xúc với muối đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp bảo vệ chống ăn mòn kim loại. Mức độ ảnh hưởng này còn tùy thuộc vào nồng độ của muối, và lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn kim loại có đảm bảo chất lượng hay không. Và có 2 ảnh hưởng cần lưu ý của muối tác động đến lớp bảo vệ.

1.Khi bên dưới bề mặt thép bị tăng tốc độ ăn mòn. Các dung dịch muối hòa tan có thể đẩy nhanh quá trình oxi hóa thép, dẫn đến lớp phủ bị mài mòn. Mặc dù, sự ăn mòn có thể xảy ra khi không phải do điều kiện tự nhiên nào khác mà chính bởi sự hiện diện của các muối hòa tan làm tăng tốc độ ăn mòn.

Hình: Bảo vệ chống ăn mòn kim loại (Nguồn: Anmec)

2. Muối là nguyên nhân gây ra phồng rộp thẩm thấu, mặc dù trước đây sự phồng rộp thẩm thấu có thể xảy ra khi không co muối hòa tan do các dung môi phân cực bị cuốn vào hệ thống bảo vệ catot hoạt động quá mức. Lúc này sự hiện diện của muối hòa tan có thể gây phồng rộp lớp phủ khi hơi ẩm thấm qua màng phủ và hòa tan và các lớp muối hòa tan bám bên dưới lớp phủ. Trong trường hợp này, lớp phủ hoạt động như một màng bán thấm giữa dung dịch muối loãng bên ngoài lớp phủ và dung dịch muối đậm đặc bên dưới lớp phủ. Sự chênh lệch về nồng độ nàu sẽ dẫn nước đến dung dịch muối có nồng độ cao hơn, làm tăng áp suất thẩm thấu bên dưới lớp phủ và cuối cùng hình thành các lớp phồng rộp khi áp suất thẩm thấu tăng vượt quá độ liên kết của lớp bảo vệ chống ăn mòn. Và bạn cần biết rằng mức độ ảnh hưởng của muối đến kim loại còn tùy thuộc vào lớp bảo vệ chống ăn mòn mà bạn đã dùng.

    Sự kết hợp của lớp sơn lót bằng nhựa Bitum p27 và băng quấn chống ăn mòn Xunda T600 là sự kết hợp hoàn hảo tạo ra lớp bảo vệ vững chắc cho đường ống kim loại trách sự tác động của môi trường muối hòa tan.

    Độ dày lớp phủ ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiễm muối của nó. Hệ thống lớp bảo vệ chống sự tác động của muối và cả không thấm nước sẽ có mức độ bảo vệ tốt hơn

Hình: Lớp bảo vệ chống ăn mòn kim loại (Nguồn: Anmec)

    Một lưu ý nhỏ ở một khía cạnh khác cần lưu ý là một số chất gây ô nhiễm dạng muối hòa tan có tính ăn mòn thép nhiều hơn các chất gây ô nhiễm khác. Ví dụ, nitrat ăn mòn thép ít hơn một chút so với clorua và sunfat ở nồng độ thấp hơn, nhưng điều này không xảy ra ở nồng độ nitrat cao hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của cation (ion dương) cũng cần được xem xét. Ví dụ, trong muối clorua, thứ tự ăn mòn từ ăn mòn mạnh nhất đến ăn mòn ít nhất là clorua liti, clorua natri và clorua kali. Tính ăn mòn của dung dịch muối tỷ lệ thuận với độ dẫn điện của chất điện phân được tạo thành khi muối tan, là một chức năng của loại ion của muối.Vì vậy khi kiểm tra môi trường ăn mòn để thiết kế lớp bảo vệ chống ăn mòn phù hợp các nhà đầu tư nên kiểm tra môi trường xung quanh một cách cẩn thận để đảm bảo thực hiện quy trình bảo vệ tốt nhất cho dự án của mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về sản phẩm bảo vệ chống ăn mòn kim loại