Các công trình gần biển thường xuyên tiếp xúc cùng khí hậu khắc nghiệt và dễ bị nước biển làm cho ăn mòn, rỉ sét. Vì thế thi công sơn chống ăn mòn nước biển là quá trình không thể nào thiếu đối với các công trình gần biển. Hôm nay hãy cùng Anmec tìm hiểu xem quá trình thi công này diễn ra như thế nào bạn nhé!
- Thi công sơn chống ăn mòn nước biển là gì?
Nước ta có tới ¼ diện tích là nước biển, chính vì vậy khai thác tài nguyên khoáng sản biển được đánh giá là một lợi thế. Các ngành như phát triển ngư nghiệp, công nghiệp hóa dầu, vận tải đường thủy,… đều là các ngành đặc trưng riêng, tuy nhiên điểm chung là đều tiếp xúc với nước biển.
Thi công sơn chống ăn mòn nước biển là quá trình dùng loại sơn phủ của tàu biển, công trình biển có tác dụng chống ăn mòn, gồm các hợp chất hữu cơ có chứa thiếc, oxit đồng,… để giảm tốc độ và tránh sự ăn mòn kim loại làm giảm tuổi thọ đối với các công trình trên biển. Phương pháp thi công sơn chống ăn mòn nước biển được đánh giá như một giải pháp tối ưu và ít chi phí nhất trong việc chống ăn mòn kim loại hiện nay.
- Tác dụng của việc thi công sơn chống ăn mòn nước biển
Tác dụng chính của quy trình này chính là việc chống sự ăn mòn của nước biển đối với vật liệu thi công. Ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác như sau:
- Sơn chống ăn mòn có khả năng chịu được sự va đập mạnh, trọng tải và lực ma sát lớn do cấu tạo từ các chất rắn.
- Sơn được ví như một chiếc áo giáp bọc bên ngoài tàu thuyền giúp bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của vật liệu trong môi trường tiếp xúc nhiều với nước biển và điều kiện khắc nghiệt.
- Chống lại sự hoen rỉ, oxy hóa của kim loại, bảo vệ vật liệu một cách tốt nhất bởi sơn có tính năng chống thấm bề mặt tốt, đặc biệt phát huy ở môi trường thường xuyên ẩm ướt, sử dụng ngoài trời do ảnh hưởng của mưa gió.
- Sơn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình do sơn có khả năng chống bong tróc trầy xước, độ bám dính cao, chịu nhiệt tốt và ngăn ngừa các loại nấm mốc.
- Quá trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần phủ sơn
Công đoạn làm sạch là công đoạn quyết định xem lớp sơn có bám chắc về có tuổi thọ lâu dài hay không. Quá trình này gồm các bước nhu loại bỏ các tạp chất, làm sạch bụi bặm, lớp dầu mỡ, vảy rỉ sét và lớp sơn cũ bong tróc bằng dung môi, chất tẩy dầu, súng bắn nước với áp lực lớn.
Bước 2: Chuẩn bị
Có 3 phương pháp để tiến hành phủ sơn lên công trình thi công
Dùng súng phun sơn
Đây phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Dưới áp lực cao của súng phun, lớp sơn phủ sẽ bám chắc vào bề mặt thi công, màng sơn cũng dày và đều màu hơn các phương pháp khác.Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện ở không gian nhỏ hẹp, súng phun áp lực cao khó điều khiển vì thế cần thợ sơn phải có tay nghề cao.
Dùng cọ lăn sơn
Phương pháp này được đánh giá cao bởi có thể thực hiện sơn với tốc độ tương đối, những vùng khó tiếp cận vẫn có thể sơn được và dễ thực hiện.Tuy nhiên việc dùng cọ là sẽ làm ướt bề mặt sơn kém, dễ tạo bọt trong quá trình sơn, màng sơn mỏng nên phải lăn nhiều lần và khả năng bám dính kém hơn so với phương pháp súng phun.
Dùng chổi quét
Phương pháp này cho phép thợ sơn có thể phủ sơn lên những bề mặt mà súng phun và cọ lăn không thể tiếp cận, từ đó có thể hạn chế các khuyết điểm của bề mặt sơn. Tuy nhiên lớp sơn bằng chổi thường không dày đều, thợ sơn phải có tay nghề cao để thực hiện đúng kỹ thuật sơn, giữ được tính thẩm mỹ cho công trình.
Bước 3: Thi công sơn chống ăn mòn nước biển
Thi công lớp sơn chống rỉ
Sơn chống rỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vật liệu cho các công trình trên biển. Dù sơn tàu hay sơn các công trình thi công thì lớp sơn này cũng không thể lược bỏ. Cách thực hiện là dùng súng phun sơn lên bề mặt thi công đã được làm sạch, sau khi để khô từ 8 – 12 tiếng thì thực hiện sơn lớp thứ 2. Giữa các lần sơn phải đảm bảo bề mặt phủ sơn luôn được sạch sẽ, không có các dị vật lẫn vào.
Thi công lớp sơn trung gian
Sau khi lớp sơn chống rỉ thứ 2 khô ráo hoàn toàn có thể tiến hành lớp sơn trung gian.
Thi công sơn chống ăn mòn nước biển
Khi bề mặt phủ sơn sạch hoàn toàn thì thực hiện phủ sơn chống mòn. Đối với phần đáy tàu, thực hiện sơn phủ màu 2 lớp tương tự như phủ sơn chống rỉ, đối với các khu vực liên tục tiếp xúc trực tiếp với mặt biển thì sử dụng sơn 2 thành phần để tăng độ chống mòn. Sau khi lớp phủ chống mòn khô thì thực hiện phủ lớp sơn chống ăn mòn.
Phần vỏ tàu còn lại có thể sử dụng lớp sơn 2 thành phần cho khu vực mớn nước, đối với phần khoang tàu, boong tàu,… có thể sử dụng lớp sơn 1 thành phần, vì là những phần ít tiếp xúc với nước biển nên quá trình ăn mòn diễn ra chậm hơn.
Phía trên là toàn bộ quá trình thi công sơn chống ăn mòn nước biển, hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn!