Chống ăn mòn là cụm từ được sử dụng để chỉ việc bảo vệ các bề mặt kim loại trong môi trường có rủi ro ăn mòn cao. Do nhu cầu của người dùng ngày càng cao nên hiện nay đã có rất nhiều vật liệu chống ăn mòn khác nhau ra đời như bảo vệ bề mặt cấu kiện kim loại bằng sơn, phủ mạ kẽm, băng quấn chống ăn mòn hoặc dùng băng cuốn. Hãy cùng Anmec tìm hiểu xem phương pháp chống ăn mòn và các loại vật liệu nào đang được ưu ái nhất trên thị trường thế giới hiện nay bạn nhé!

  • Nhu cầu bảo vệ vật liệu chống ăn mòn trên thị trường hiện nay.

Xét theo vị trí địa lý, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhu cầu vật liệu chống ăn mòn, tiếp đo là khu vực Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Âu. Nhu cầu sử dụng vật liệu chống ăn mòn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất do tốc độ mở rộng các khu công nghiệp ngày càng tăng cao, vì thế nhu cầu sử dụng vật liệu chống ăn mòn cũng ngày càng tăng cao. 

  • Có những loại ăn mòn phổ biến nào?
Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Có 7 loại ăn mòn phổ biến thường thấy trên thị trường hiện nay đó là:

  • Ăn mòn bề mặt đồng đều: ở đây bề mặt ăn mòn bị tấn công đều đặn và rất chậm. Loại ăn mòn này xuất hiện ở nơi cấu kiện các bon không có phủ ngoài trời.
  • Ăn mòn trũng hay ăn mòn lỗ: phần lớn được nhận dạng qua các trũng và lỗ xuất hiện tại các mặt phẳng kim loại.
  • Ăn mòn thủng lỗ: nơi thép không gỉ  tiếp xúc với môi trường tác dụng có chứa ion chlor như nước biển hoặc nước có chứa chlor, cũng có ăn mòn điểm độc nhất với vết khía dạng kim chích vào vật liệu.
  •  Ăn mòn tiếp xúc: loại ăn mòn này xuất hiện khi hai cấu kiện từ các vật liệu khác nhau nằm tiếp giáp bên nhau và có độ ẩm (làm chất điện giải). Chất kém quý trong hai kim loại của nguyên tố ăn mòn sẽ bị phá hủy do phân giải. Ví dụ như ăn mòn tiếp xúc phát sinh khi tại ổ trượt nếu những ống lót (bạc lót) làm bằng một vật liệu khác với khung bờ trục hoặc là lắp ghép bằng bu lông, khi bulông và các phần kết nối bằng những vật liệu khác nhau.
  • Ăn mòn khe hở: Xuất hiện khi hàm lượng oxy khác biệt trong chất điện giải vì sự thâm nhập không khi vào khe hở bị cản trở.
  • Ăn mòn không khí: xuất hiện nơi những thùng chứa được đổ nước vào một phần sự tấn công ăn món xảy ra trước ở vi tu dưới mặt nước một tí. Nguyên nhân là sự khác biệt về hàm lượng oxy ở bề mặt và lớp nước sâu hơn.
  • Các vật liệu chống ăn mòn phổ biến nhất hiện nay
Sử dụng lớp mỡ lót ức chế ăn mòn

Giúp bảo vệ các cấu kiện kim loại khỏi ăn mòn dựa trên cơ chế ức chế ăn mòn. Lớp mỡ lót có tác dụng hấp thụ, trung hòa các tạp chất ăn mòn đã bám trên bề mặt kim loại, ức chế và chặn đứng phát triển ăn mòn.

Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Sử dụng sét trám khe, tạo phẳng
Được làm từ hợp chất trơ, vô cơ, dẻo, dùng để trám khe, tạo phẳng cho các cấu kiện có hình dạng phức tạp như van, mặt bích, khuỷu nối, bu lông trước khi cuốn băng cuốn, luôn duy trì trạng thái mềm dẻo trong mọi điều kiện thời tiết, nhiệt độ.

Sử dụng sơn chống ăn mòn

Sơn chống ăn mòn được cấu tạo bởi hai thành phần chính, được gọi là sơn gốc và chất đóng rắn. Sơn chống ăn mòn có nhiệm vụ chính là hạn chế đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra  bởi hiện tượng ăn mòn. Bởi lẽ, bất cứ công trình dù được xây dựng với quy mô và chất liệu gì thì cũng không thể tránh khỏi các vấn đề về ăn mòn, xuống cấp hay rỉ sét sau một thời gian sử dụng.

Sử dụng băng quấn chống ăn mòn

Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Xu Hướng Sử Dụng Vật Liệu Chống Ăn Mòn Hiện Nay trên Thế Giới

Băng quấn chống ăn mòn có cấu tạo như một lớp phim nhựa tự dính. Khi được đặt vào giữa hai bề mặt kim loại, nó sẽ chấm dứt quá trình điện phân, ngăn chặn sự ăn mòn điện. Đây là một giải pháp lý tưởng cho các bộ phận công trình kim loại như nhôm và thép, bên cạnh đó nó có quá trình thực hiện đơn giản, nhưng lại có thể bảo vệ lâu dài nhờ  tính năng chống rỉ, kháng UV, kháng acid và đặc biệt không gây tác động xấu đến môi trường.